Tin tức

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cho phụ nữ

Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH); tuy nhiên số ca mắc mới SXH vẫn gia tăng, có các trường hợp tử vong. Nguyên nhân chủ yếu làm cho SXH diễn biến phức tạp đó là: tình trạng ô nhiễm môi trường, thời tiết biến đổi dẫn đến muỗi truyền bệnh phát triển mạnh, mật độ dân cư đông, ý thức phòng chống dịch bệnh của một bộ phận người dân chưa cao.

 

Trước tình hình diễn biến phức tạp của SXH, để tăng cường công tác phòng, chống, kiềm chế nguy cơ bùng phát thành dịch lớn trên địa bàn Thành phố. Thực hiện Công điện số 1106/CĐ-TTg ngày 27/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 698-CV/TU ngày 31/7/2017 của Thành ủy Hà Nội và Chỉ thị số 13/CT- UBND ngày 11/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống SXH, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đã có công văn số 188/BTV ngày 07/8/2017 về tăng cường tuyên truyền, phòng, chống SXH trên địa bàn thành phố, triển khai đến Hội LHPN 34 đơn vị quận, huyện, thị và đơn vị trực thuộc.

Trong thời gian từ  ngày 15/8/2017 đến ngày 17/8/2017, với sự đồng hành của Nhãn hàng diệt muỗi và côn trùng gây hại JUMBO VAPE – Công ty TNHH Fumakilla Việt Nam, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức chương trình truyền thông chăm sóc sức khỏe cộng đồng  “Phòng ngừa và xử trí bệnh sốt xuất huyết” cho gần 2.500 cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn các quận, huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Ba Đình.

Tại buổi truyền thông, chuyên gia y tế đã chia sẻ các kiến thức về nhận biết, xử trí khi mắc bệnh, đồng thời nhấn mạnh bệnh sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây nên. Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các góc tối và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm. Trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh.Bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị nên biện pháp hiệu quả nhất vẫn là ngăn không cho muỗi đốt, tiêu diệt muỗi vằn – trung gian truyền bệnh SXH. Công tác phòng chống SXH đạt hiệu quả cần dựa vào cộng đồng bởi ngoài sự nỗ lực của cán bộ y tế chưa đủ, mà cần có sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là ý thức phòng bệnh ngay từ cộng đồng của mỗi người dân. Hàng ngày, người dân nên bớt chút thời gian vệ sinh sạch sẽ nơi mình ở, không để các vật dụng có nước đọng. Bể và dụng cụ chứa nước phải được thau rửa sạch sẽ và có nắp đậy, thả cá diệt bọ gậy… để muỗi không có môi trường sinh trưởng và phát triển. Như vậy, không chỉ phòng chống được dịch bệnh SXH cho chính gia đình mình và còn phòng chống dịch bệnh cho cả cộng đồng.

 

                                                     THỦY QUỲNH – BAN GIA ĐÌNH XÃ HỘI

tin liên quan
Đối tác
  • KHAN GIAY HAAGEN-DAZS
  • BOEHRINGER
  • EFFARAGAL
  • EFFARAGAL
  • LOGO ICE CREEAM
  • CEELIN
  • Decolgen
  • BIWON LOGO
  • KHAN GIAY LOGO  DIAMAND BAY
  • Trung Nguyen
  • PARK DIAMOND HOTEL
  • Vinpearl Resort
  • MEGA
  • ROUSSEL
Đánh giá